NEWS:

Hướng dẫn lắp đèn LED đúc chân cắm một cách đơn giản nhất.

  Có lẽ nhiều bạn sẽ nghĩ rằng việc này rất chi là đơn giản việc gì phải hướng dẫn. Ban đầu mình cũng nghĩ vậy! Nhưng sau một thời gian mình thấy có rất nhiều hỏi mình về vấn đề này, nào thì mua bóng LED này ở đâu, nào là dùng pin gì, rồi thì lắp thế nào, dùng pin thì mua đế cho pin ở đâu..v.v... Và để giúp các bạn trang trí một cách tốt nhất cho những tác phẩm DIY của bạn hoặc sáng tạo cái gì thì tùy bạn, hôm nay mình xin chia sẻ đến các bạn tất tần những gì mình biết về loại đèn này.
Hướng dẫn lắp đèn LED chân cắm một cách đơn giản nhất.

  Nói trước là mình không phải dân chuyên nghiệp, mình chỉ biết một chút lông lá bên ngoài thôi nhé! Thậm chí có thể nói là mình chả biết gì cả, ngoài việc lắp vào cho nó sáng lên cả, tuy nhiên những cái thông dụng lại những cái hay được hỏi nhất!!!@ Nên có bạn nào thấy có gì không hợp lý thì chia sẻ lại nha!

Hướng dẫn lắp đèn LED đúc chân cắm một cách đơn giản nhất.

1. Cấu tạo một bóng LED đúc chân cắm.

  Mình chọn loại này là vì nó thông dụng, rẻ, dễ mua và phù hợp cho nhiều mục đích sử dụng. Ngoài ra còn nhiều loại khác nhưng mình chả dùng bao giờ nên cũng không biết nói như thế nào cả!@
  Nói chung là bạn cũng không cần phải biết quá nhiều làm gì, bạn chỉ cần nhớ cho mình vài điều sau:
  • Đường kính của bóng: có loại 3mm, có loại 5mm rồi thì to hơn nữa là 10mm. Bạn cần chọn loại cho phù hợp với nhu cầu. Vì chúng ta dùng nó để trang trí mà nên cái này khá quan trọng nhé!
  • Bóng LED cắm thường có hai chân: Một ngắn, một dài. Dài là cực dương, ngắn là cực âm. Trừ loại kết hợp nhiều màu với nhau thì có nhiều hơn hai chân.
    Hướng dẫn lắp đèn LED đơn
    Loại thông dụng có hai chân một dài (cực+) một ngắn (cực-).
  • Màu sắc của bóng thì có mấy màu phổ biến sau: Đỏ, Vàng, Xanh lá, Xanh dương, Trắng. Ngoài ra còn có loại 7 màu nhấp nháy, hai màu, RGB. Riêng loại 7 màu nhấp nháy thì chỉ có hai chân, không như thằng hai màu, RGB có tới ba chân, bốn chân.
  • Đèn LED chân cắm còn có hai loại: Một loại trong, một loại đục. Loại trong thì phát ra ánh sáng mạnh và tập trung, còn loại đục thì phát ra ánh sáng yếu hơn và tỏa đều ra xung quanh. Tùy theo nhu cầu mà bạn chọn loại nào cho phù hợp, ví dụ khi lắp vào trong vào vỏ trứng bạn nên dùng loại đục sẽ đẹp hơn.
  • Nếu bạn muốn biến từ trong thành đục bạn chỉ cần dùng mũi mài kim cương mài vỏ bên ngoài của loại trong nó sẽ đục ngay thôi.

2. Nguồn điện dùng cho bóng.

  Với mỗi màu khác nhau thì nguồn điện cung cấp cho bóng sẽ khác nhau, tuy nhiên với nhu cầu cơ bản bạn chỉ cần nhớ rằng cứ lắp vào nguồn 2,8V-3V là bóng sẽ sáng, nếu lắp vào nguồn có hiệu điện thế cao hơn mức trên bóng sẽ cháy. Thông thường các bạn có thể dùng các nguồn sau:
  • Pin cúc áo loại 3v. Khi dùng nguồn này bạn cứ đấu trực tiếp vào bóng, bất cần biết là nó là màu gì, không lo cháy đâu. Hay dùng nhất là pin CR2032.
  • Nguồn 5V của cổng USB máy tính hoặc củ sạc của điện thoại: Với nguồn này bạn nên mắc 2 bóng nối tiếp vào nhau sau đó hãy lắp vào nguồn.
  • Pin 9v: với nguồn bạn nên lắp nối tầm 5-6 bóng nối tiếp vào nhau.

3. Các nguyên liệu cần chuẩn bị.

  Bạn cần có những thứ sau:
  • Đèn LED đúc chân cắm, có thể mua nó tại đây.
  • Mỏ hàn thiếc, ngoài quán điện gia dụng bán đầy bạn cứ ra hỏi họ sẽ tư vấn cho bạn.
  • Thiếc hàn, nhựa thông. Mua luôn ở chỗ bán mỏ hàn ấy.
  • Dây điện.
  • Nguồn điện: pin và đế pin bạn tham khảo mua tại đây. Còn pin 9v và củ sạc điện thoại chắc bạn biết mua ở đâu rồi chứ!

4. Hướng dẫn lắp.

  Mình sẽ hướng dẫn các bạn với hai nguồn mà mình hay dùng nhất đó là pin cúc áo 3V và nguồn 5V từ cổng USB máy tính hoặc củ sạc điện thoại, còn với pin 9V thì bạn làm tương tự như nguồn 5V.

4.1. Lắp với nguồn là pin 3V.

  Lắp một bóng với 1 pin, bạn chỉ cần hàn đúng cực thôi! Cực dễ luôn:

Hướng dẫn lắp đèn LED đơn giản
Với pin 3V bạn chỉ cần lắp đúng cực là sáng mà không cần trở gì cả.
Hướng dẫn lắp đèn LED chân cắm một cách đơn giản nhất.
  Lắp nhiều bóng với 1 pin, bạn lắp các bóng song song với nhau sau đó lắp đúng cực vào pin thôi.
Lắp song song tức là bạn nối cực dương của các bóng vào nhau, cực âm vào nhau rồi lắp đúng cực vào pin thôi. Một quả pin 3V như trong hình có thể lắp được tầm 4-5 bóng thậm chí là hơn nhưng theo mình chỉ nên lắp ít thôi sẽ đảm bảo tuổi thọ của pin.
Hướng dẫn lắp đèn LED chân cắm một cách đơn giản nhất.
Mắc 3 bóng song song nhau rồi mắc đúng cực vào pin là sáng.
  Bạn cũng cần lưu ý rằng với cùng một quả pin 3V thì việc kết hợp các bóng khác màu cũng cần phải thử trước khi hàn nhé, vì có khi bóng này sáng bóng kia không.

4.2. Lắp với nguồn 5V.

  Với nguồn 5V của cổng USB máy tính hay sạc điện thoại bạn cần đấu nối tiếp 2 bóng với nhau sau đó mới đấu đúng cực vào nguồn như vậy thì sẽ không bị cháy. Mắc nối tiếp tức là bạn nối cực dương của bóng này với cực âm của bóng kia, sau đó nối hai cực còn lại vào nguồn điện cho đúng cực là ok.
Hướng dẫn lắp đèn LED chân cắm một cách đơn giản nhất.
  Mắc hai bóng nối tiếp vào nhau sau đó hàn vào dây USB, rồi cắm điện và "sáng". Dây USB của máy tính có 4 dây trong đó màu Đen là cực (-), màu Đỏ là cực (+) các bạn lưu ý khi hàn nhé!
Hướng dẫn lắp đèn LED chân cắm một cách đơn giản nhất.
  Nếu muốn mắc nhiều hơn 2 bóng vào cùng một nguồn thì ta làm nhiều cụm 2 bóng như trên sau đó mắc song song các cụm vào với nhau (tức là coi hai bóng thành một bóng lớn ấy). Xem hình dưới:
Hướng dẫn lắp đèn LED chân cắm một cách đơn giản nhất.

Hướng dẫn lắp đèn LED chân cắm một cách đơn giản nhất.


  Vậy là mình đã hướng dẫn các bạn lắp đèn LED đúc chân cắm một cách đơn giản nhất, nói chung là đủ dùng với nhu cầu trang trí thông thường. Mong rằng những chia sẻ này có ích với bạn.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!!!

Không có nhận xét nào